Công ty quản lý phải bỏ ra ít nhất hơn 90 triệu đồng để đưa ‘gà cưng’ lên sân khấu 1 show âm nhạc.
Những thần tượng yêu thích của chúng ta thường được nhìn thấy đang tận hưởng cuộc sống xa hoa, du lịch khắp nơi trên thế giới, lái những chiếc xe đắt tiền, diện toàn đồ hiệu cao cấp, mua nhà tại khu thượng lưu và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên, những thần tượng thành công này chỉ chiếm một phần thiểu số. Nhiều thần tượng khác thậm chí phải chật vật chỉ để tham gia một show âm nhạc thôi đấy. Bạn không chỉ cần có tài năng mà còn phải nhờ đến sự hỗ trợ tài chính từ một công ty giải trí tầm cỡ để có thể leo lên đỉnh vinh quang.
Theo đại diện từ nhiều công ty giải trí, sản xuất một nhóm nhạc thần tượng cũng giống như “chơi xổ số với một cơ hội chiến thắng cao hơn“. Tờ Munhwa Ilbo nói rằng trong số 10 nhóm nhạc thần tượng, chỉ có 2 nhóm có thể tồn tại. Mặc dù cơ hội “trúng số” thấp, nhiều công ty giải trí vẫn chấp nhận đối mặt với nhiều rủi ro và thậm chí mất một khoản tiền lớn với hy vọng thần tượng của họ lọt vào top 2 trong số 10 nhóm nhạc đó.
Theo một nguồn tin tiết lộ, nhóm thần tượng tân binh được trả từ 300.000 KRW(6,27 triệu đồng) đến 500.000 KRW (10,45 triệu đồng) cho một màn trình diễn trên show âm nhạc. Tuy nhiên, một công ty giải trí phải đối mặt với khoản thua lỗ khoảng từ 3 triệu KRW (62,72 triệu đồng) đến 5 triệu KRW (104,54 triệu đồng) cho một lần xuất hiện trên show âm nhạc của thần tượng tân binh sau khi tính các chi phí cho trang phục sân khấu, làm tóc, trang điểm, thức ăn, đi lại và nhiều thứ khác.
Không phải nhóm thần tượng nào cũng có thể đầu tư sân khấu trên show âm nhạc hoành tráng như Red Velvet
Giám đốc điều hành của một công ty giải trí tầm trung giải thích, “Bạn có thể dự đoán mức thua lỗ khoảng 10 triệu KRW (209 triệu đồng) mỗi tuần để nhóm nhạc tân binh biểu diễn trên cả 3 chương trình âm nhạc lớn“.
Với vụ tự sát đầy bi kịch của giám đốc điều hành Hero Planet trong thời gian gần đây, “mặt tối” trên của nền công nghiệp giải trí đang dần được phơi bày. Tuy nhiên, những nhóm nhạc thần tượng thuộc công ty nhỏ như G-Friend và BTS có thể bước lên đỉnh cao từ hai bàn tay trắng, chính là điểm sáng khiến nhiều công ty khác có thêm niềm tin vào tương lai và tiếp tục cho ra mắt các nhóm nhạc thần tượng.
G-Friend
Và BTS là biểu tượng cho trường hợp xuất thân từ công ty nhỏ nhưng thành công vang dội
Dưới đây là một số bình luận từ cư dân mạng về thực trạng này của Kpop:
“Tôi hy vọng những đứa trẻ không dễ dàng mơ ước trở thành thần tượng sau khi chỉ nhìn vào những người thành công… Bạn cần phải gặp một cơ quan tốt và sống sót qua những ngày đào tạo gian khổ… Đó là một cuộc cạnh tranh đẫm máu”,
“Nó là một trò xổ số với cơ hội chiến thắng cao hơn, thật vậy đấy”,
“BTS gặp khó khăn ngay từ khi ra mắt lần đầu tiên nhưng họ thật sự đã làm được bằng tài năng của mình. Bạn không thể phủ nhận việc công ty quản lý đóng một vài trò to lớn đối với thần tượng tân binh”.
Còn bạn nghĩ sao về vấn đề này?